Description
CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP TÁC GIẢ TẠI ĐÂY
Bộ video dài 22 tiếng hướng dẫn thực hành thiết kế cơ bản kết cấu thép theo tiêu chuẩn Eurocode (EN1990, EN1991, EN1993, EN1998). Khóa học được biên soạn theo hướng thực hành thực tế, với hai công trình mô phỏng là nhà công nghiệp cơ bản, giúp người học dễ dàng áp dụng lý thuyết vào thực tế. Nội dung bao gồm hướng dẫn chi tiết từ cách tính toán các loại tải trọng như dead load, live load, collateral load, tải trọng gió (EN1991-1-4), tải trọng cầu trục (EN1991-3), tải trọng động đất (EN1998), đến tính toán xà gồ và các chi tiết liên kết.
Khóa học được trình bày một cách mạch lạc, dễ hiểu, rất phù hợp cho người mới bắt đầu hoặc những người có nhu cầu tính toán, thiết kế công trình thép công nghiệp theo tiêu chuẩn Eurocode (first generation). Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, khóa học còn hướng dẫn sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong thiết kế như Dlubal Crane, Ksconsteel, Ram Connection, và IDEA STATICA. Những phần mềm này giúp đơn giản hóa quy trình thiết kế, từ việc tính toán các chi tiết kết cấu phức tạp cho đến kiểm tra độ bền, võng của công trình……
** LƯU Ý QUAN TRỌNG: KHÓA NÀY THIÊN VỀ THỰC HÀNH NẾU MUỐN HIỂU SÂU HƠN VỀ CÁC QUAN ĐIỂM NHÀ THÉP TIỀN CHẾ NÊN THAM GIA KHÓA CƠ BẢN THEO TIÊU CHUẨN MỸ SẺ RẤT HIỆU QUẢ KHI HỌC
Nội dung của video bao gồm như sau
Bài 1 : Lý thuyết cơ bản của Eurocode và tính toán tải trọng Dead, Live và lý thuyết tính gió theo EN1991-1-4: (1h02’)
Giới thiệu khái quát về tiêu chuẩn Eurocode. Giới thiệu các phần của Eurocode, hướng dẫn cơ cấu tổ hợp ULS (ultimate limit state) và tổ hợp SLS (service limit state) theo EN1990, cách xác định Dead và Live. Lý thuyết về tính toán tải trọng gió theo tiêu chuẩn EN1991-1-4 với ví dụ chi tiết cho nhà thép, hiểu các thông số của cách bước tính để xác định gió theo tiêu chuẩn Eurocode
Bài 2 : Thực hành gán tải trọng Dead, Live , Collateral và tải trọng Gió và trong phần mềm SAP2000 (1h32’)
Thực hành tính toán và gán tải trọng ví dụ đầu tiên nhà 55m sử dụng mô hình 3D SAP2000, cách sử dụng tool tính gió cho Eurocode và cách đọc thông số xuất ra đọc các thông số miền áp lực xuất ra và gán vào trong khung SAP2000 được trình bày chi tiết từng bước…
Bài 3 :Lý thuyết xác định tải trọng động đất theo EN1998-1-1 (2h23’)
Hiểu về lý thuyết thành lập tải trọng động đất theo tiêu chuẩn EN1998-1-1, cách thành lập tải sử dụng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương (ELF) và phổ phản ứng (RSA) hiểu các thông số đầu vào của động đất như ag(r), hệ số ứng xử q, cách thành lập đường phổ thiết kế theo Eurocode, ví dụ tính toán động đất bằng tay cho nhà thép , cơ cấu tổ hợp cơ bản của động đất, ảnh hưởng P-delta, xác định tổng chuyển vị phi tuyến…..
Bài 4 : Thực hành gán tải Động Đất EN1998-1-1 và trong khung SAP2000 (30′)
Thực hành gán tải trọng động đất bằng tỉnh lực ngang tương đương cho công trình nhà tiền chế bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương (RSA sẻ cập nhật ở video bonus miễn phí tương lai)gán khối lượng tham gia giao động. xem và hiểu rõ các thông số biên kiểm soát các giá trị trong SAP2000,
Bài 5 : Gán tổ hợp Eurocode(30’)
Gán các tổ hợp dựa theo Eurocode, cho các trạng thái ULS (bền), SLS (cho võng đứng và gây ra bởi tải ngang) cho các tổ hợp cơ bản . Gán các tổ hợp đặc biệt cho động đất dựa theo EN1998
Bài 6 : Khái quát đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 và sai lệch(imperflection) (1h’)
Giới thiệu khái quát về đại cương thiết kế cấu kiện theo EN1993-1-1. Hiểu về các quy định phân tích của Eurocode (bao gồm theo EN1993 sercond generation) các yêu cầu của tiêu chuẩn trong phân tích. Hiểu về sự sai lệch imperflection của EN1993 trình bày ví dụ tính tay liên quan đến vấn đề này
Bài 7 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 phân cấp tiết diện (30’)
Lý thuyết phân cấp (class) của tiết diện theo EN1993-1-1 cách phân cấp cho tiết diện, hiểu về các ảnh hương của các cấp tiết diện này, trình bày ví dụ tính tay về phân cấp và hướng dẫn tra tiêu chuẩn…
Bài 8 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 cấu kiện chịu kéo (Tension) và ảnh hưởng của tiết diện loại 4 EN1993-1-5. (45’’)
Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu kéo EN1993-1-1, hiểu ra hai trạng thái kéo (chảy và đứt gãy) trình bày ví dụ tính tay cho mục này, hiểu về ảnh hưởng của tiết diện loại 4 dựa theo 4.4 EN1993-1-5 (lưu ý đối thiết kế tấm vỏ plate sẻ cập nhật trong phần 2 của khóa trong tương lai gần) trình bày ví dụ tính tay về ảnh hưởng của tiết diện này
Bài 9 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 cấu kiện chịu nén (Compression) (1h’’)
Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu nén đúng tâm (compression) dựa theo EN1993-1-1, hiểu về hai trạng thái nén (nén chảy dẻo và nén mất ổn định) hiểu khái quát về hiện tượng mất ổn định. Hiểu về các đường cong mất ổn định nén đúng tâm, trình bày về phương pháp xác định hệ số chiều dài tính toán hữu hiệu của Eurcode và cách xác định K của SAP2000, hiểu về các ví dụ tính tay của nén đúng tâm…
Bài 10 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 cấu kiện chịu uốn (1h’)
Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu uốn (flexural/bending) theo EN1993-1-1 hiểu về hai trạng thái uốn (uốn chảy dẻo và uốn mất ổn định) hiểu về hiện tượng mất ổn định ngang xoắn (lateral-torsional buckling), cách xác dịnh Mcr của SAP và hướng dẫn phần LTBEAM để tính Mcr này, hiểu thông số C1, C2, C3.. Trình bày các ví dụ tính tay cho cấu kiện uốn
Bài 11 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 cấu kiện chịu cắt (10’)
Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu cắt (shear) theo EN1993-1-1 hiểu về cách tính toán cắt của tiêu chuẩn Eurocode
Bài 12 : Đại cương thiết kế cấu kiện EN1993-1-1 cấu kiện chịu lực kết hợp (30’)
Lý thuyết tính toán cấu kiện chịu cắt (combine force) theo EN1993-1-1 hiểu về hai phương pháp xét tới chịu lực kết hợp do chảy dẻo và chịu lực kết hợp mất ổn định, trình bày ví dụ tính tay cho trường hợp này
Bài 12a : Thực hành tính toán nhà công trình nhà thép tiền chế SAP2000 phần 1 (1h20’)
Gán tiết diện giới thiệu các giới hạn của tiết diện vát và hiểu chỉnh các thông số thiết kế của tiêu chuẩn Eurocode của SAP2000 hiệu chỉnh các thông số cơ bản q, chọn phương pháp chịu lực kết hợp giải thích chi tiết các thông số biên của Eurocode, overwrite các thông số cấu kiện giải thích chi tiết các mục trong overwrite giải thích cách gán chiều dài hữu hiệu K cho khung..
Bài 14 :Thực hành tính toán nhà công trình nhà thép tiền chế SAP2000 phần 2 (1h20’)
Thiết kế xuất các thông số và đọc các thông số xuất ra từ SAP2000 giải thích chi tiết các thông số trong các tab Sumary, flexural, enverlope, tiến hành optimize khung để có tiết diện hợp lý cho hệ khung chính, khung đầu hồi và khung giằng. So sánh với AISC 360
Bài 15 : Lý thuyết tính toán tải trọng cầu trục theo EN1991-3 (40’)
Lý thuyết tính toán tải trọng theo EN1991-3 các xác định các tải đứng và tải ngang cho các case tải được đề cập trong tiêu chuẩn như tăng tốc giảm tốc cầu trục, Bumper force , lực nghiêng, các giới hạn chuyển vị và cách tổ hợp theo Eurocode.
Bài 16 : Thực hành tính toán dầm cục trục sử dụng phần mềm Dlubal Crane (45’)
Thực hành tính toán nhà có cầu trục, thành lập bảng excel (sẻ cung cấp bảng tính tải này) để xác định các case tính toán dầm, mô hình và tính toán dầm cầu trục dựa vào dlubal frame, kiểm tra cho 3 trạng thái bền, võng và mỏi cho dầm cấu trục sử dụng dlubal frame, hướng dẫn các thông số xuất ra và cách lấy phản lực cho dầm cầu trục
Bài 17 : Thực hành tính toán nhà có cấu trục phần 1 (1h’)
Xuất giá trị phản lực từ dlubal crane và chất vào trong khung, gán lại các tải trọng dead,live coll. Tiến hành tổ hợp cho các combo cơ bản, tổ hợp cầu trục cho ULS và SLS ,gán tiết diện cho khung để tiến hành optimize
Bài 18 : Thực hành tính toán nhà có cấu trục phần 2 (30’)
Tiến hành optimize khung, gán các thông số thiết kế của Eurocode, chiều dài giằng, tiến hành thiết kế kiểm soát ứng suất và chuyển vị đứng và kiểm soát chuyển vị ngang do cầu trục, hướng dẫn kiểm tra chuyển vị ngang do cầu trục dựa vào EN1991-3 và EN1993-6
Bài 19: Lý thuyết tính toán cơ bản Cold form và Purlins (1h20’)
Lý thuyết tính toán cơ bản của cấu kiện colf form theo EN1993-1-3 giới thiệu khái quát các dạng chịu lực kéo, nén uốn , cắt chịu lực kết hợp cho dạng này, hướng dẫn sơ đồ đặc biệt khi tính toán xà gồ mái cảu Eurocode các xác định sơ bộ độ cứng kháng cắt và kháng xoay của trường hợp này.
Bài 20: Thực hành mô hình tính toán xà gồ mái bằng Consteel (1h’)
Hướng dẫn model một bài toán giải xà gồ của nhà công nghiệp sử dụng phần mềm KZ Consteel V14, cách chất tải đứng dead live.. tải gió (wind) cách tổ hợp, cách gán các điều kiện biên phù hợp với điều kiện thực tế như Lap, kể đến độ cứng của tôn, tính toán kiểm tra bền đọc các thông số xuất ra và võng cho trường hợp này
Bài 21: Lý thuyết cơ bản của liên kết theo EN1993-1-8 và tính toán mối nối shear (1h30’)
Hiểu về lý thuyết cơ bản của tính toán liên kết được trình bày trong EN1993-1-8 hiểu các tính chất bu lông đường hàn của EC, trình bày ví dụ tính toán tay mối nối Shear, tiến hành mô hình tính toán chi tiết mối nối này bằng Ram Connection và IDEA STATICA
Bài 22: Thực hành tính toán mối nối nách kèo bằng IDEA STATICA (45’)
Hướng dẫn mô hình cơ bản nách kèo bằng phần mềm IDEA STATICA cách model rải bu lông, cách điều chỉnh các thông số biên của Eurocode, kiểm tra thông số xuất ra hướng dẫn điều chỉnh các thông số hướng dẫn khái quát các lỗi hay gặp (lưu ý đây chỉ là hướng dẫn cơ bản còn chuyên sâu IDEA đăng kí khóa IDEA)
Bài 23: Mô hình mối nối chân cột khớp sử dụng RAM CONNECTION.(15’)
Mô hình chân cột khớp sử dụng phần mềm ram connection V24 hướng dẫn quy trình sử dụng ram và đọc thông số xuất ra cách hiệu chỉnh nhanh và các thông số thiết kế của Eurocode
Bài 24: Mô hình mối nối chân cột ngàm sử dụng RAM CONNECTION (30′)
Mô hình chân cột ngàm sử dụng Ram Connection cách model hiệu chỉnh các thông số biên của thiết kế cách đọc thông số xuất ra hướng dẫn gia cường cốt thép tính toán chân móng ngàm nhà 55m…
**PHẦN 2 – DỰ KIẾN TRÌNH BÀY CÁC LOẠI KHUNG NHÀ THÉP CÓ ĐỘNG ĐẤT NÂNG CAO , TÍNH TOÁN PHẦN TỬ PLATE, CHI TIẾT HƠN RSA, TIMES HISTORY….. DỰ KIẾN 4-2025….
Reviews
There are no reviews yet.