Description
CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP TÁC GIẢ TẠI ĐÂY
Bộ video dài 22 tiếng hướng dẫn chi tiết thiết kế tính toán khung thép chống động đất cấp dẻo đặc biệt moment frame (SMF), Special concentrically braced frames (SCBF), khung giằng lệch tâm eccentrically braced frames (EBF) và thiết kế Diaphragms, Collectors, Chords dựa theo AISC341-358 ASCE 7. Quyền lợi được xem video được cho các excel, tiêu chuẩn phục vụ khóa học, có thể tác giả nếu thông qua groub học.
** LƯU Ý QUAN TRỌNG: KHÓA NÀY KHÔNG DẠY LẠI ĐỘNG ĐẤT, NẾU NHƯ CHƯA CÓ KIẾN THỨC BẢN NỀN CỦA ĐỘNG ĐẤT THEO ASCE 7 HOẶC CHƯA TÍNH ĐỘNG ĐẤT BAO GIỜ, HOẶC KHÔNG HIỂU Ý NGHĨA CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG ĐẤT CỦA ASCE, QUAN NIỆM TÍNH CỦA NHÀ THÉP, CÓ THỂ SẺ KHÔNG PHÙ HỢP ĐỐI VỚI BỘ NÀY, KHÓA NÀY RẤT PHÙ HỢP VỚI CÁC BẠN ĐÃ THAM GIA KHÓA TIỀN CHẾ TỪ ĐỢT NÂNG CẤP N07 TRỞ ĐI
Nội dung của video bao gồm như sau
Bài 1 : Tổng Quan Về Động Đất: (1h10’)
Ôn tập cơ bản lại các thông số cơ bản của động đất theo ASCE và hiểu cơ bản lại các phương pháp ELF và RSA của ASCE, hiểu cơ bản về lý thuyết đằng sau của phương pháp RSA, hiểu các thông số có ảnh hưởng thế nào khi tính toán khung có chống động đất cấp dẻo lớn, giúp cho người học hiểu sơ bộ lại các kiến thức đã được dạy trong khóa thép tiền chế (nếu có tham gia).
Bài 2 : Dựng Khung Thép 12 Tầng- Bằng ETAB (1h13’)
Dựng khung thép 12 tầng bằng ETAB, có động đất lớn vận tốc gió cao hế số tầm quan trọng công trình cấp III , giải thích sơ bộ lý do chọn hệ chống tải ngang, lý do bố trí lưới dầm theo phương tính toán, các lưu ý khi mô hình cho hệ chống tải ngang có độ dẻo cao.
Bài 3 : Gán tải đứng (Gravity) và Gió (Wind) Cho Nhà 12 Tầng (1h03’)
Gán tải đứng cho hệ kết cấu dựa theo mặt bằng tải đứng cách giảm hoạt tải dựa theo ASCE7 các lưu ý để tránh xảy ra lỗi khi model .Hướng dẫn cách gán gió tự động theo tiêu chuẩn ASCE 7-16 nhanh cho nhà cao 12 tầng nhà với vận tốc gió lớn 148mph(238km/h) các lưu ý khi gán gió tự động này.
Bài 4 : Gán tải Động Đất sử dụng RSA ASCE 7 (1h10’)
Gán tải động đất dựa vào phương pháp phổ phản ứng RSA (Modal Response Spectrum Analysis) có kể đến thành phần độ lệch tâm ngẫu nhiên Accidental Torsion trong phân tích, định nghĩa đường phổ cách kiểm soát kết quả, kiểm soát giá trị lực cắt đáy (base shear), scale lại nếu cần tùy vào điều kiến tổng lực cắt đáy.
Bài 5 : Gán tổ hợp dựa theo ASCE-7, kiểm tra chuyển vị driff, kiểm tra ảnh hưởng P-Delta tới chuyển vị của kết cấu (2h37’)
Gán tiết diện cho toàn nhà. Gán tổ hợp dựa theo ASCE 7 bao gồm các tổ hợp cơ bản và tổ hợp bao hàm động đất cả cơ bản và cả tổ hợp vượt cường độ (overstrenght) các lưu ý khi tổ hợp, định nghĩa các tổ hợp dùng để xét driff khi sử dụng phương pháp RSA cách hiệu chỉnh chuyển vị dựa theo yêu cầu của tiêu chuẩn, kiểm tra P-Delta cho hệ kết cấu dựa theo 12.8.7 ASCE 7.
Bài 6 : Giải hệ sàn composite nhanh, thiết kế sơ bộ hệ khung dưới tổ hợp động đất khuếch đại (overstrenght) (30’)
Giải hệ sàn composite dựa theo tiêu chuẩn AISC 360 nhanh bằng etab, giải thích các thông số cơ bản khi giải (Lưu ý không đề cập lý thuyết do đã dạy trong khóa tiền chế), thiết kế sơ bộ hệ chống tải ngang dưới tổ hợp khuếch đại.
Bài 7 : Lý thuyết khung cứng đặc biệt Special Moment Frames SMF (AISC341)(1h20’)
Lý thuyết cơ bản của hệ khung cứng SMF, hiểu về phản ứng cơ bản của hệ SMF cơ chế tiêu tán năng lượng dưới tác động của động đất, hiểu về quan điểm thiết kế động đất khi xét đến phản ứng phi tuyến dưới động đất hay kể đến độ dẻo của kết cấu, hiểu ảnh hưởng độ dày tiết diện tới khả năng chịu tải vòng lặp (cyclic load) của khung, sự chi phối của connection hai đầu tới tổng phản ứng cuối cùng của khung, giải thích ví dụ chi tiết tính toán bằng tay cho khung SMF, chứng minh giả thiết dầm yếu cột khỏe (strong column weak beam) bằng điều kiện của AISC 341. Lý thuyết ổn định phương ngang cho hệ kết cấu giằng nếu cần.
Bài 8 : Giải cột,dầm khung SMF cho nhà 12 tầng.(2h15’)
Tính toán dầm, cột điển hình SMF, kiểm soát tiết diện nằm trong dạng độ dẻo cao AISC 341 D1.2, phân biệt sự khác nhau của các tiêu chuẩn trong tính toán, cách cân bằng lực dẻo về phía mặt cột, kiểm soát điểm giằng, kiểm tra xem có cần các điểm giằng (supplymental) cho dầm không, kiểm dạng phá hoại khi thiết kế nhằm cho khung có phản ứng đúng dự đoán và có kiểm soát. Tính tỷ số moment kháng dẻo cột và kháng dẻo dầm từ cân bằng lực theo yêu cầu của tiêu chuẩn. (nên xem trước lý thuyết mối nối RBS)
Bài 9 : Lý thuyết tính toán mối nối RBS(Reduced Beam Section)(1h11’)
Tính toán liên kết cho dầm SMF dựa theo tiêu chuẩn AISC 358, hiểu các điều kiện giới hạn tính toán của loại mối nối này. Tình bày chi tiết các bước tính toán bằng tay cho loại liên kết này, hiểu lý thuyết ảnh hưởng mối nối này tới vùng panel zone cột, các điều kiện chi phối có cần gia cường (continuity plate) không? hoặc cần tấm doubler không ?
Bài 10 : Mô hình tính toán mối nối RBS dựa vào Ram Connection(53’)
Mô hình tính toán RBS sử dụng Ram Connection hiểu các tính toán của Ram Connection, cách model, hướng dẫn gán lực đúng theo tiêu chuẩn vào trong Ram Connection để tính toán, kiểm tra tính toán mối nối
Bài 11 : Lý thuyết tính toán mối nối BFB (Bolt Flange Plate)(30’)
Lý thuyết mối nối BFB (Bolt Flange Plate) dựa theo AISC358 hiểu các giới hạn của mối nối này, trình bày quy trình tính chi tiết tính toán loại mối này cho khung SMF.
Bài 12 : Lý thuyết tính toán mối nối Moment Extended End-Plate (36’)
Lý thuyết tính toán mối nối Extended End-plate (4E,4ES,8ES), trình bày lý thuyết tính toán chi tiết cho mối nối này khi gặp động đất, hiểu đường chảy dẻo của tấm bản, hiểu các giới hạn đặc biệt của loại này.
Bài 13 : Mô hình tính toán mối nối BFB, Extended Enplate dựa vào Ram Connection (37’)
Mô hình tính toán BFB và Extended Enplate sử dụng Ram Connection hiểu các điều kiện có thể sai khác của Ram khi tính toán loại này kiểm tra đối với mối nối khung 12 tầng đang tính nếu muốn sử dụng.
Bài 14 : Mô hình tính toán chân cột SMF (45’)
Mô hình tính toán chân cột SMF, hiểu cấp lực giới hạn của AISC, thiết kế mối nối đủ khả năng chịu lực, hiểu các cấu tạo để đảm bảo khi chịu lực lớn 12 tầng, hiểu các tính toán kiểm soát thông số của Ram Connection để cho kết quả hợp lý.
Bài 15 : Lý thuyết khung giằng tập trung đặc biệt (Special Concentrically Brace Frame) (1h30’)
Hiểu về phản ứng kỳ vọng của SCBF, hiểu lý do đưa đến 2 trường hợp tải trọng được đề cập trong tiêu chuẩn AISC, xuất phát điểm của các lực kỳ vọng, hiểu cách cân bằng lực kỳ vọng (expected force) từ thanh giằng vào trong các hệ dầm cột, cách cân bằng, ảnh hưởng của khung giằng trên mặt bằng tới sự cân bằng lực. Trình bày chi tiết tính tay khung SCBF giúp người học hiểu hơn về cách tính toán cho hệ này. Hiểu các yêu cầu đặc biệt của loại khung này.
Bài 16 : Tính toán thiết kế giằng và cột SCBF 12 tầng (2h15’)
Hiểu cách tính toán kiểm tra giằng cho nhà 12 tầng dưới hai cặp lực kỳ vọng dựa theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ý nghĩa của lực kỳ vọng, kiểm tra yêu cầu lực giằng đối với hệ này, lợi dụng ETAB để kiểm tra bán tự động, kiểm soát lực kỳ vọng của thanh giằng, Cân bằng lực kỳ vọng truyền vào vào cột, cách kiểm tra tại giai đoạn kỳ vọng của cột cho cả kéo nén. Kiểm soát tiết diện đảm bảo đàn hồi khi xuất hiện khớp dẻo.
Bài 17 : Tính toán thiết kế dầm tầng 1 SCBF (36’)
Hiểu cách cân bằng lực kỳ vọng cho dầm hiểu sự chênh lệch lực dọc hai đầu dựa vào phân bổ hệ chống tải ngang trên mặt bằng, tính toán các moment cục bộ, lực cắt cục bộ, thiết kế dầm điển hình tầng 1 dựa theo các yêu cầu của tiêu chuẩn, kiểm soát độ dẻo tiết diện và chiều dài giằng của tiết diện dầm.
Bài 18 : Tính toán thiết kế dầm tầng 2 SCBF và lý thuyết Splice cột SCBF (40’)
Hiểu cách cân bằng lực do loại dầm tầng này, cách cân bằng lực kỳ vọng từ giằng vào kiểm tra khả năng chịu lực của loại này theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Hiểu lý thuyết về splice cột của SCBF các yêu cầu độ cao cắt cột, yêu cầu về lực cho loại này.
Bài 19: Lý thuyết mối nối giằng giữa SCBF (30’)
Hiểu cách thiết kế bằng bay SCBF, hiểu về tiết diện Whitmore, hiệu ứng Chevron của hệ giằng này ảnh hưởng moment,lực cắt khi có hiệu ứng này, hiểu cơ bản về phương pháp phân bổ lực (UFM) cho miếng gusset, trình bày ví dụ cho loại này
Bài 20: Mô hình mối nối giằng giữa SCBF sử dụng Ram Connection (1h46’)
Hiểu cách cách mô hình cho loại này hiểu các trường hợp tải sử dụng để tính toán mối nối này, hiểu các điểm sai lệch của Ram khi tính mối nối SCBF theo quan điểm tính toán của AISC341, mô hình kiểm soát thông số của mối nối đọc các thuyết minh tính toán để hiệu chỉnh mối nối, ý nghĩa của thông số tính toán.
Bài 21: Lý thuyết mối nối dầm- giằng-cột SCBF (30’)
Hiểu cách lý thuyết tính toán loại mối nối này sử dụng phương pháp (Linear hinger zone) (có 2 phương pháp nửa nhưng sẻ trình bày trong phần tiếp của khóa nâng cao sẻ ra mắt sau này), hiểu sự chi phối của miếng gusset trên dưới tới phản ứng của dầm (nếu cần phải có những cấu tạo thay đổi). Trình bày chi tiết một ví dụ tính toán cho loại này.
Bài 22: Mô hình mối nối dầm- giằng-cột SCBF sử dụng Ram Connection (1h20’)
Mô hình tính toán loại này dựa theo Ram Connection, giải thích sự sai khác của quan điểm tính toán của Ram và AISC341 đối với dầm, điểu chỉnh mối nối và thiết kế bằng tay tại một số vị trí nhất định hướng dẫn cách cân bằng lực bằng tay cho loại mối nối này. Đọc hiểu các thông số xuất ra từ model
Bài 23: Mô hình mối nối chân cột SCBF sử dụng IDEA STATICA.(40’)
Mô hình chân cột SCBF sử dụng IDEA giải thích lý do hạn chế của Ram connection đối với loại này, cách cấu tạo hợp lý khi thiết kế dưới lực kỳ vọng, đảm bảo chịu lực cho toàn connection dưới lực kỳ vọng, hiểu và hướng dẫn mô hình chi tiết và kiểm soát thông số.
Bài 24: Lý thuyết hệ giằng lệch tâm EBF ( Eccentrically braced frame) (45’)
Hiểu tính chất cơ bản phản ứng kỳ vọng của hệ giằng này, các tính chất cơ bản của hệ giằng này, hiểu yếu tố và vai trò của phần tử link, ảnh hưởng của lực cắt dẻo và moment dẻo đối với tiết diện này, cách tối ưu khoản cách, cách giải link, dầm nằm ngoài link và cột, ảnh hưởng của sơ đồ phân tích tới việc giải cấu kiện, trình bày chi tiết tính tay một khung EBF
Bài 25: Mô hình tính toán link EBF (34’)
Mô hình tính toán link cho nhà ví dụ 2, cách cân bằng khoảng cách để đảm tối ưu hóa khả năng chịu lực cũng như khả năng tiếp nhận năng lượng của khung giải bằng ra khoảng cách yêu cầu
Bài 26: Mô hình tính toán cho dầm vị trí nằm ngoài link EBF và cột EBF (1h10’)
Mô hình tính toán cho hệ dầm loại này hiểu các yêu cầu về lực AISC cách cân bằng lực và sự chi phối tính toán của hệ này,hướng dẫn chi tiết cách tính tay cho loại này, xác định khả năng chịu lực cho cột của dạng này dựa vào cân bằng lực, và lý thuyết tính toán mối nối cho giằng vào cột dầm EBF
Bài 27: Lý thuyết hệ Diaphragms, collector, chord (45’)
Học về các loại Diaphragms trong kết cấu, hiểu tính chất của mối loại Diaphragms, sự khác nhau về phân bổ lực về các hệ chống tải ngang của các loại này, phân biệt cấu kiện collector(drag) và chord, cách phân bổ lực ngang trong các trường hợp nhất định. Hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn ASCE đối với sự phân bổ lực này, trình bày 2 ví dụ chi tiết tính toán cho loại này.
**PHẦN 2 – DỰ KIẾN TRÌNH BÀY CÁC LOẠI KHUNG (SPECIAL TRUSS MOMENT FRAME STFM), BUCKLING-RESTRAINED BRACE FRAME (BRBF), CÁC HỆ KHUNG COMPOSITE, LINEAR TIME HISTORY ANALYSIS, PUSH OVER…
Reviews
There are no reviews yet.