Cách Chuyển Đổi Vận Tốc Gió Từ TCVN 2737-1995 sang ASCE-05

Vận tốc cơ bản (Basic wind velocity) (m/s) được định nghĩa là vận tốc trung bình được đo trong khoảng thời gian 3 giây và chu kỳ vòng lặp là 50 năm được đo tại độ cao 33ft (10m), tương ứng với địa hình C.
Ở đây nếu so sánh với TCVN thì bảng đồ phân vùng áp lực gió của việt nam thì áp lực đang được đo tại đo tại 3s nhưng chu kỳ vòng lặp vượt đỉnh là 20 năm, cũng đo tại độ cao 10m.
Xét về mặt địa hình thì địa hình B của Việt Nam tương đương địa hình C của ASCE, địa hình A tương đương với địa hình D và địa hình C gần tương đương với địa hình A.
Quy định địa hình TCVN 2737-1995 như sau
Địa hình A là địa hình trống trải, không có hoặc có rất ít vật cản cao không quá 1,5m(bờ biển thoáng, mặt sông ,hồ lớn, cánh đồng,..)
Địa hình B là địa hình tương đối trống trải, có một số vật cản thưa thớt cao không quá 10m(vùng ngoại ô ít nhà , thị trấn, làng mạc,..)
Địa hình C là địa hình bị che chắn mạnh , có nhiều vật cản sát nhau cao từ 10m trở lên (trong thành phố, vùng rừng rậm…)

Hình 1.1 Bảng phân bố địa hình của ASCE 7-05
Cách 1 : Đổi vận tốc gió theo hệ số quy đổi bảng 4.3 và 4.4 QC02-2009
Trong TCVN 2737-1995 và TCVN 229-1999 cũng như bản Draft 2737-2006 đều không hướng dẩn cách đổi vận tốc gió sang các chu kỳ vòng lặp cũng như thời gian đo khác nhau. Tuy nhiên để khắc phục điều này Quy chuẩn quốc gia về số hiệu tự nhiên dùng trong xây dựng QC02-2009 đã ban hành các hướng dẫn để quy đổi vận tốc gió

Hình 1.2 Bảng hệ số quy đổi sang chu kỳ vòng lặp khác
VD :Ta có Thái Bình phân vùng áp lực gió IV-B áp lực tiêu chuẩn 3s,20yr
{{W}_{0}}=155(daN/{{m}^{2}}) \to áp lực 3s,50yr {{W}_{0}}=155\times 1.2=186(daN/{{m}^{2}})
Áp lực gió tiêu chuẩn 3s,50yr {{W}_{o}}=0.0613\times V_{0}^{2}(daN/{{m}^{2}}) \to {{V}_{o}}=\sqrt{{\frac{{186}}{{0.0613}}}}(m/s)=55(m/s)=55\times 3.6=198(km/h)
1.1.1. Cách 2: sử dụng công thức quy đổi vận tốc của ASCE7-05
Tiêu chuẩn ASCE7-05 đưa 2 biểu thức ứng với hai vùng có bão (Hurricane) và vũng có mức độ bão được đánh giá là thấp (non-Hurricane) tỷ số này được thể hiện ở hình bên dưới
More
Hình 1.4 Bảng phân biệt giũa gió bão và gió ko có bão (MRI mean recurrence interval (chu kỳ)



VD
- Vùng không có bão (non hurricane)
Áp lực gió tiêu chuẩn 3s,20yr {{W}_{o}}=155(daN/{{m}^{2}})=0.0613\times V_{0}^{2}(daN/{{m}^{2}}) \to {{V}_{{o(3s;20yr)}}}=\sqrt{{\frac{{155}}{{0.0613}}}}(m/s)=50.28(m/s)
{{V}_{{3s;50yr}}}=\frac{{{{V}_{{3s;20yr}}}}}{{0.36+0.1Ln(12\times T)}}=\frac{{50.28}}{{0.36+0.1\times Ln(12\times 20)}}=55.37(m/s)=199(km/h) (tương đương cách đổi của QC02-2009)
- Vùng có bão (hurricane)
Cách 3: Sử dụng tool chuyển đổi Meca Wind conversion
Đầu tiên chọn cả hai về ASCE 7-05 sau đó tích manual enter coversion data
Nhập tốc đố gió (km/h) hoặc (m/s) nhập thời gian đo cả hai đều 3s, chu kì 20 năm và đổi về 50 năm

(Ta nhận thấy tốc độ là tương đồng cách đổi của QC02-2009, ASCE 7-05)

ĐÂY LÀ CHỈ CÁCH ĐỔI TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC TIÊU CHUẨN, DO MÁY ĐO CỦA MỔI TIÊU CHUẨN LÀ KHÁC NHAU NÊN CÁC NÀY CHỈ LÀ GẦN ĐÚNG, MUỐN CHÍNH XÁC CHỈ CÓ DÙNG THỔI HẦM GIÓ THÔI (TUNNEL WIND)